Nên sửa chữa hay thay thế hộp số tự động bãi?

  Nên sửa chữa hay thay hộp số tự động bãi? Câu trả lời của đa số mọi người sử dụng xe cũng như các gara là: THAY HỘP SỐ BÃI. Vì sao lại thế: 
      •   Quan điểm của người sử dụng xe ở Việt Nam là: Hàng còn Zin với là hàng tốt, gioăng keo phải còn nguyên.
      •  Các gara chưa có nhiều kinh nghiệm va chạm với hộp số tự động nên rất ngại sửa vì nó rất khó, vì thế nên tốt nhất là thay hộp số bãi lên cho khách cho nhanh.

Những quan điểm trên liệu có đúng đối với hộp số tự động?

  Để trả lời câu hỏi trên trước tiên chúng ta nên tìm hiểu qua về hộp số tự động, ưu nhược điểm của việc đại tu hộp số và việc thay hộp số bãi.

Cấu tạo nguyên lý của hộp số tự động.

     Hộp số tự động được cấu tạo từ các bộ phận chính như: Biến mô, bộ van body, các bộ ly hợp (khoảng 5-10 bộ tùy từng loại), Các cụm bánh răng hàng tinh (2-3 bộ), các bộ piston nồi áp (5-10 bộ),… 
     Vậy hộp số tự động hoạt động như nào? 
     Hộp điều khiển hộp số sẽ nhận các tín hiệu từ các cảm biến như: Tốc độ động cơ, vị trí chân ga, bướm ga, tốc độ đầu ra, đầu vào của hộp số, nhiệt độ dầu số,….. Để quyết định chuyển số bằng cách điều khiển các solenoid điện từ. Các solenoid điện từ này sẽ điều khiển hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực có áp suất cao được bơm vào buồng áp (khoảng trống giữa piston và drum). Dầu thủy lực sẽ đẩy piston dịch chuyển sang bên trái và piston tác động để đóng các bộ côn. (hình 1). Tìm hiểu thêm về hộp số tự động.
Hình 1: Dầu thủy lực tác động vào piston để đóng bộ côn
Chi tiết Piston được cấu tạo: gồm phần kim loại và phần cao su. (Hình 2)
    – Phần kim loại: Có tác dụng nhận lực tác động từ dầu thủy lực áp suất cao để đóng bộ côn.
    – Phần cao su: Có tác dụng làm kín giữa phần kim loại và drum. 
     Nếu phần cao su không làm kín được thì dầu số có áp suất cao sẽ dò rỉ ra ngoài, làm giảm áp suất dầu trong buồng áp. Điều này sẽ dẫn đến việc lực tác động từ dầu thủy lực lên Piston kém đi và không còn đủ lực để đóng chặt bộ côn. Gây ra hiện tượng cháy côn, chuyển số chậm, òa ga, chuyển số giật. Nếu việc rò rỉ nặng thì Piston không thể đóng được bộ côn nữa và xe không thể chạy hoặc chạy rất yếu.
Hình 2: Cấu tạo của piston nồi áp (có 2 loại)

Điều gì sẽ sảy ra đối với các hộp số tự động khi sử dụng từ trên 10 năm?

   Như chúng ta đã biết các vật liệu bằng cao su có tuổi thọ kém hơn vật liệu kim loại rất nhiều. Nhất là trong điều kiện làm việc trong môi trường dầu hộp số, có nhiệt độ cao (Khoảng 100ºC) và chuyển động liên tục. Các chi tiết cao su này sẽ bị biến chất và trở nên trai cứng (có trường hợp trái cứng như nhựa). Không còn tính chất mềm dẻo, đàn hồi của cao su nữa, vì thế nó không thể làm kín được nữa.
   Khi phần cao su trong Piston không làm kín được gây ra hiện tượng dò rỉ dầu thủy lực làm giảm áp suất dầu. Điều này làm giảm hiệu suất làm việc của hộp số. Nếu việc dò rỉ nặng sẽ gây ra các hiện tượng ở trên.
 Hình 2: Sim cao su làm kín trai cứng như nhựa đen.
   

 Vậy tại sao nhiều hộp số tự động trên 10 năm vẫn chạy tốt?

    Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra, Nếu sau 10 năm các chi tiết cao su bị trai cứng gây dò rỉ thì lý do vì sao mà rất nhiều hộp số tự động có những xe 15 năm vẫn chạy được. Trong hệ thống điều khiển và thủy lực của hộp số tự động có khả năng tự học, tự điều tiết áp suất thủy lực rất là tốt. Trong hệ thống thủy lực có 1 con Solenoid EPC – Chịu trách nhiệm điều khiển áp suất hệ thống thủy lực (lực ép côn). Khi xe tải nặng, cần lực ép côn lớn thì hộp điều khiển sẽ điều khiển solenoid EPC điều chỉnh áp suất thủy lực lên cao. Ngược lại khi xe tải nhẹ thì sẽ điều khiển áp suất thủy lực giảm xuống nhằm mục đích giảm công suất tiêu hao của bơm dầu. 

    Vì thế khi Các sim cao su bị biến chất gây rò rỉ thì lúc này hộp điều khiển sẽ điều khiển solenoid EPC điều tiết áp suất cao lên để bù vào lượng do rỉ kia nên xe vẫn có thể chạy bình thường. Khi việc dò rỉ trở nên nghiêm trọng nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết của Solenoid EPC thì sẽ gây ra các hiện tượng như đã nói ở trên.

Ưu nhược điểm của việc sửa chữa hộp số và thay thế hộp số tự động bãi.

Khi đã hiểu được sơ qua về hộp số tự động chúng ta cùng đi phân tích Ưu nhược điểm của từng loại.

1. Đại tu hộp số:

Ưu điểm: 

– Thay toàn bộ goăng phớt, pistton nồi áp mới đảm bảo giữ áp tốt, hoạt động ổn định lâu dài của hộp số.
– Kiểm soát tốt tình trạng kỹ thuật của những chi tiết cơ khí trong hộp số (còn tốt hay kém, sắp hỏng) cần được thay thế hoặc xử lý để đảm bảo chạy ổn định lâu dài tránh hệ quả khác về sau.
– Đánh giá tốt được áp suất, thời gian chuyển số của bộ Valve body (bộ não của hộp số). Có thể căn chỉnh áp suất, xử lý bộ valve body.
–  Xúc rửa lại toàn bộ hộp số đảm bảo hộp số sạch nhất. Kết hợp với dầu hộp số được thay mới, đảm bảo dầu thủy lực sạch nhất, không nhiễm cặn bẩn, dầu cũ.
–  Tình trạng kỹ thuật của hộp số đã đại tu được khoảng 80-90% so với hộp số mới. Vì thế tuổi thọ sau khi đại tu hộp số cao, hoạt động ổn định lâu dài.
– Đại tu hộp số chỉ tốt khi lựa chọn đúng cơ sở sữa chữa chuyên sâu, kỹ thuật cao, kinh nghiệm.
– Chế độ bảo hành 6 tháng đến 1 năm chế độ hậu mãi.
– Nhược điểm:
+ Thời gian sửa chữa lâu có thể kéo dài từ 3-5 ngày hoặc có thể hơn.
+ Hộp số là bộ phận rất phức tạp và nhiều chi tiết công nghệ cao. Nếu lựa chọn cơ sở sữa chữa không đủ kỹ thuật, thiết bị, trình độ thì có thể sẽ không hết bệnh. không đảm bảo quá trình hoạt động ổn định lâu dài. Sửa đi sửa lại nhiều lần không được vì không bắt đúng được bệnh.
+ Đôi khi đối với hộp số hỏng nặng thì chi phí sữa chữa cao hơn hộp số bãi.

2. Đối với thay thế hộp số tự động bãi:

Ưu điểm:
+ Thay hộp số bãi nhanh hơn và không yêu cầu gara có trình độ chuyên môn cao
+ Đôi khi tiết kiệm chi phí hơn đặt biệt là các hộp số của các xe đời cũ.
+ Thay hộp số bãi sẽ tốt nếu hộp số được thay thế có tuổi thấp khoảng 4 – 5 tuổi đổ lại.
Nhược điểm:
+ Hộp số sẽ không đảm bảo chất lượng chạy ổn định lâu dài nhất là đối với các loại xe đời cũ (hộp bãi các chi tiết hao mòn tự nhiên không đủ điều kiện kỹ thuật). Tuổi thọ thấp.
+ Thời gian bảo hành của hộp số bãi rất thấp chỉ bảo hành lắp lên chạy được. Nhiều trường hợp hộp số chỉ chạy được 1 2 tháng là lại hỏng và phải thay hộp số khác.
+ Đối với các dòng xe 10- 15 năm tuổi thì chi phí thay hộp số bãi cao hơn so với sửa chữa.
   Trên đây là ưu nhược điểm của từng loại. Nên đại tu hộp số hay thay hộp bãi chắc các bạn đã có câu trả lời của riêng mình.
Nếu thay hộp số bãi thì nên thay lọc dầu và dầu hộp số tự động.
Liên hệ khi cần hỗ trợ kỹ thuật :

Các bài viết liên quan

sơ đồ bộ van A4CF1

Lỗi hộp số Kia Hyundai vào số giật chạy yếu lỗi: P0748, P0750, P0765,….

      Hiện tượng các lỗi hộp số Kia Hyundai vào số giật chạy yếu, không chuyển số. Đây là lỗi hộp số phổ biến nhất của dòng xe Kia Hyundai sử dụng hộp số tự động 4 cấp như: Kia morning, Kia Carens, Kia Forte, Kia K2, Kia Rio, Hyundai: Accent, Getz, Elentra, I10, I20,… Hộp số tự động Phương Tú xin chia sẻ cách kiểm tra, chuẩn đoán, xử lý lỗi hộp số Kia Hyundai trên trong trường hợp hộp số báo các lỗi cụ thể như sau: P0743, P0748,P0750, P0755, P0760, P0765. Các trường hợp khác (và người sử dụng xe) xin liên hệ để được hỗ trợ xử lý qua SĐT: 0988.901.385 hoặc qua Facebook

Nguyên nhân xuất hiện lỗi và hiện tượng xe chạy yếu vào số giật

Các lỗi đọc được khi dùng máy chuẩn đoán

    •  P0743 Torque Converter Clutch (TCC) Solenoid Circuit Electrical
    •  P0748 Pressure control solenoid A Electrical.
    • P0750 Shift control solenoid valve A open or short.
    • P0755 Shift control solenoid valve B open or short.
    • P0760 Shift control solenoid valve C open or short.
    • P0765 Shift control solenoid valve D open or short.

Nguyên tắc báo lỗi

       Các lỗi như trên: P0743, P0748, P0750, P0755, P0760, P0765. Vậy có bao giờ các bạn đặt câu hỏi làm thế nào để hộp điều khiển phát hiện báo được lỗi trên. Hộp số lại có hiện tượng vào số giật và chạy yếu, không chuyển số. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách mà hộp điều khiển báo được lỗi trên.

 Cách hộp điều khiển phát hiện và báo lỗi.

   – Khi on chìa khóa hộp điều khiển hộp số luôn luôn gửi 1 tín hiệu điều khiển để kiểm soát tình trạng của các solenoid. Đê đo điện trở của chúng , dòng điện có điện áp mặc định khoảng 5-6 Vôn. Hộp điều khiển sẽ dựa vào điện áp đo được thực tế ở các chân điều khiển solenoid để biết được điện trở của solenoid.
  – Khi hộp điều khiển gửi tín hiệu đi , do solenoid có điện trở nên điện áp thực tế đo được ở chân hộp điều khiển sẽ nhỏ hơn 5 vôn (giá trị phụ thuộc vào điện trở của solenoid). Vì thế khi này có thể sảy ra các trường hợp:
    • Điện áp đo được nằm trong giá trị cho phép (điện trở solenoid nằm trong giá trị cho phép – cuộn từ của solenoid vẫn hoạt động bình thường) . Hộp điều khiển sẽ không báo lỗi.
    • Điện áp đo được tại hộp điều khiển là 5V điều này có nghĩa là điện áp không đến được solenoid. Hộp điều khiển hiểu là mạch điện đang bị hở mạch và báo các lỗi như trên – mạch của solenoid nào bị hở thì báo lỗi solenoid đó.
    • Điện áp đo được tại hộp điều khiển là 0V điều này có nghĩa là điện trở của solenoid =0. Lúc này hộp điều khiển sẽ hiểu là mạch điện đến solenoid đang bị chập mạch (Ngắn mạch) và báo các lỗi như trên.
    • Điện áp đo được tại hộp điều khiển nằm ngoài giá trị cho phép hộp điều khiển cũng sẽ báo lỗi trên.

 Nguyên nhân gây hiện tượng vào số giật và xe chạy yếu

     Khi hộp điều khiển phát hiện và báo các lỗi trên. Những lỗi trên được hộp điều khiển hiểu được là các lỗi rất nghiêm trọng. Hộp số sẽ không thể vận hành được nếu sảy ra các lỗi trên. Hộp điều khiển không thể điều khiển hoặc không thể điều khiển chính xác được hoạt động của hộp số.

    Khi này hộp điều khiển sẽ ngắt hoàn toàn điện điều khiển xuống hộp số. Lúc này xe chạy không có sự kiểm soát và điều khiển của hộp điều khiển. Mà hoàn toàn chạy bằng cơ khí thủy lực ở chế độ AN TOÀN (Safe Mode). Tất cả các hộp số tự động khi thiết kế đều có 1 chế độ AN TOÀN( Safe Mode). Để cho phép xe có thể di chuyển được 1 số tiến và 1 số lùi (trong trường hợp này số tiến là số 3 và hộp số chỉ có 1 số lùi) trong trường hợp xe gặp sự cố nghiêm trọng.

      Vì khi báo lỗi hộp số chỉ chạy được 1 số tiến là số 3. Nên xe có hiện tượng đi số tiến đi yếu và không chuyển số, chạy tốc độ cao thì vòng tua cao. Vào số lùi (R) vẫn khỏe chạy bình thường nhưng đang hoạt động ở chế độ safe mode (không có sự điều khiển của hộp điều khiển). Trong hộp hộp số tự động có 1 Solenoid điều khiển áp suất dầu đến các bộ côn. Khi không nhận được tín hiệu từ hộp điều  khiển, solenoid này sẽ ở chế độ mặc định là điều khiển áp suất dầu thủy lực đến các bộ côn với áp suất cao nhất.  Vì thế nên khi xe bị báo lỗi khi di chuyển vị trí cần số P, R, D sẽ bị giật hơn.

      Đến đây mọi người đã hiểu được tại sao mà hộp điều khiển báo được các lỗi trên và gây hiện tượng xe chạy yếu, vào số giật,…. Khi đã hiểu được nguyên tắc báo lỗi thì việc kiểm tra xem bộ phận nào bị hỏng để tiến hành thay thế sửa chữa đơn giản hơn rất nhiều. 

Cách kiểm tra và sửa chữa

     Lưu ý, các lỗi trên báo đều là lỗi phần điện, không liên qua đến phần cơ khí và thủy lực của hộp số. Vì thế không nên hạ số kiểm tra gây lãng phí công sức và thời gian. Chúng ta bắt đầu từ những vị trí hay bị lỗi và dễ dàng đo kiểm nhất. Hãy bắt đầu nào:

–  Bước 1: Đo điện trở của các solenoid tại chân hộp điều khiển hộp số. Trước tiên đó nên tháo cọc bình ắc quy ra, sau đó tháo giắc hộp điều khiển ra. Tiến hành đo điện trở các solenoid tại chân giắc điện cắm vào hộp điều khiển hộp số.

    Đối với từng loại xe thì có sơ đồ mạch điện khác nhau nên ở đây lấy vị dụ cụ thể đối với dòng xe Kia morning có mạch điện như (hình 1). Chúng ta tiến hành đo lần lượt điện trở của solenoid tại các chân 26,27,71,72,94 với chân 24, 25 và chân  70 với chân 93, của giắc điện cắm vào hộp điều khiển. Solenoid nào báo lỗi thì đo solenoid đó, nhưng các bạn nên đo hết để kiểm tra lại hết luôn vì không tốn nhiều thời gian. Sau khi đo điện trở thì sảy ra các trường hợp sau.

Hình 1: Sơ đồ mạch điện hộp số xe Kia morning.

Sơ đồ mạch điên hộp số Kia Morning
                                         Sơ đồ mạch điên hộp số Kia Morning
    •      Trường hợp 1: Điện áp các solenoid đều đủ nằm trong khoảng (2,5-4.5 Ω) và kết nối giữa giắc điện và hộp tiếp xúc tốt thì kết luận luôn là bị hỏng hộp điều khiển (có thể sửa hộp hoặc thay hộp khác). Trường hợp này chiếm khoảng 90% các bệnh loại này.
    •      Trường hợp 2: Điện áp của 1 hoặc nhiều solenoid không đủ, điện trở bằng 0 hoặc bị hở mạch. Trong trường hợp này chúng ta cần kiểm tra tiếp để xác định. Đi đến bước 2.
   – Bước 2: 
    •  Đầu tiên nên vệ sinh lại giắc điện của solenoid cắm vào hộp số (Giắc này rất hay bị lỏng và tiếp xúc kém). 
    •  Đo điện trở solenoid tại giắc cắm vào hộp số: đo điện trở tại các chân: 1 2 3 4 8 với chân số 7- chân mát, và chân số 10 với chân số 9 (tại hình 2).
    •     Nếu điện trở đủ (2,5-4,5Ω) thì kiểm tra lại giắc điện và dây nối từ giắc cái lên hộp điều khiển. Kiểm tra xem có bị chạm chập hay bị đứt đoạn dây nào không. Tìm được vị trí hư hỏng và khắc phục (trường hợp này rất hiếm khi sảy ra).
    •     Nếu điện trở không đủ thì tiếp tục đến bước 3.

Hình 2: Sơ đồ đo điện trở chân giắc điện hộp số kia morning.

Sơ đồ giắc hiện hộp số tự động Kia Hyundai 4 cấp
                                 Sơ đồ giắc hiện hộp số tự động Kia Hyundai 4 cấp

Bước 3:  Kiểm tra bộ dây cáp điện (2 sợi – hình 3) và các solenoid trong bộ valve body (Hình 4).

    Hình 3: Bộ dây cáp hộp số kia morning.

Bộ dây cáp điện hộp số Kia Hyundai 4 cấp
                                                 Bộ dây cáp điện hộp số Kia Hyundai 4 cấp

Hình 4: Các solenoid trong bộ valve body.

Sơ đồ solenoid hộp số tự động Kia Hyundai 4 cấp
                                        Sơ đồ solenoid hộp số tự động Kia Hyundai 4 cấp

  – Đo điện trở các solenoid trên bộ valve body nếu điện trở solenoid nằm trong khoảng từ (2,5- 4,5Ω) thì đo thông mạch 2 sợi dây cáp điện, nếu điện trở solenoid không đủ thì thay solenoid.

 – Tiến hành đo thông mạch 2 sợi dây cáp hộp số. nếu sợi dây cáp bị đứt ngầm và điện trở không ổn định thì thay bộ dây cáp. Trường hợp tất cả các bước trên đều đảm bảo tốt thì có thể cho sợ dây cáp điện vào trong nước nóng sau đó đo thông mạch. Khi này kiểm tra sẽ chính xác hơn.

   Sau khi kiểm tra tiến hành thay thế, sửa chữa các hư hỏng phát hiện ra thì xóa lỗi và chạy thử. Nếu Sau khi sửa xong nếu gặp tình trạng vào số vẫn hơi giật hay vào số lùi bị trễ thì reset lại hộp điều khiển hộp số thì sẽ hết bệnh. 
  Trên đây là bài viết Hộp số tự động Phương Tú hướng dẫn chuẩn đoán khắc phục Lỗi hộp số Kia Hyundai vào số giật chạy yếu. 
Theo dõi Page -Facebook: Sửa chữa hộp số tự động Phương Tú. Để cập nhập những kiến thức về hộp số tự động mới nhất.
Cần tư vấn xin liên hệ: 
Hotline: 0988.901.385
 Zalo: 0988.901.385

BÀI VIẾT LIÊN QUAN